Ô nhiễm không khí trong nhà – giải pháp khi sử dụng quạt thông gió

24/10/2022

Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng không khí trong nhà sạch và an toàn hơn không khí ngoài môi trường. Vì vậy khi đứng trước những cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường với khói bụi, nhất là ở thành phố lớn và các khu công nghiệp thì họ cho rằng chỉ cần đóng kín cửa là hạn chế được ô nhiễm và yên tâm hít thở. Thậm chí nhiều trẻ em, người già và những người có bệnh về đường hô hấp được cảnh báo không nên ra ngoài mà chỉ nên ở trong nhà để tránh bị ô nhiễm.

Thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Tuy nhiên, thực tế cho thấy suy ghĩ này là sai lầm. Theo cảnh báo từ Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), “không khí trong nhà có thể bị ô nhiễm và gây hại hơn rất nhiều không khí ngoài trời”. Chúng ta cần có sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. 

Theo các chuyên gia thì môi trường không khí trong nhà thường bị ô nhiễm hơn môi trường không khí ngoài trời, thậm chí mức độ ô nhiễm có thể cao hơn từ 2 đến 5 lần. Bởi không khí trong nhà ngoài việc bị khói bụi ô nhiễm từ không khí bên ngoài xâm nhập nó còn bị tác động bởi các nguồn khí thải ngay tại trong nhà, như mùi thuốc lá, độ ẩm không khí quá cao, khói do đun nấu, máy điều hòa không sạch,… Các vật liệu phát sinh từ nhu cầu sống như các loại sơn, các chất tẩy rửa, nước xịt phòng, chất keo trong các loại gỗ công nghiệp, gỗ ép, các loại rèm và thảm làm bằng sợi nhân tạo, khói thuốc lá, khí thải đun nấu, mùi hôi từ toilet, hóa chất tẩy rửa, nước giặt, hay hóa chất từ các đồ gia dụng trong nhà… Ngoài ra một tác nhân quan trọng không thể bỏ qua phải nói đến là ô nhiễm sinh học như các loại nấm, mốc, vi khuẩn, virus và bụi bám trên các đồ vật trong nhà.

o-nhiem-khong-khi-trong-nha

Loại bỏ ô nhiễm không khí tù đọng trong nhà

Với đặc thù không khí trong nhà ít lưu thông nên các chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí trong nhà sẽ tồn tại rất lâu. Vì thế, hằng ngày chúng ta đã phải hít thở biết bao nhiêu khí độc từ chính ngôi nhà mà chúng ta sinh sống, đó chính là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ những thành viên trong gia đình đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Từ đó hàng loạt các bệnh về đường hô hấp được sinh ra như ho, hen suyễn, dị ứng, viêm phế quản thậm chí là ung thư.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có khoảng 900.000 trẻ nhỏ bị tử vong do viêm phổi vì ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp, có khoảng 4% người già bị các bệnh về hô hấp, có nguy cơ bị mất trí nhớ cũng do tình trạng ô nhiễm không khí ở trong nhà.

WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi có nhiều nước người dân đang phải sống trong môi trường với chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn đề ra.

o-nhiem-khong-khi-trong-nha-tai-viet-nam

Bụi bẩn và vi khuẩn trong nhà tồn tạ khắp mọi nơi

Thực trạng không khí tại Việt Nam thì sao?

Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (EPI) được thực hiện bởi tổ chức Môi trường Mỹ, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí (API) cao nhất tại khu vực Châu Á. Trong đó, tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô Hà Nội và TPHCM là nghiêm trọng nhất trên cả nước. Tỷ lệ bụi mịn ở Hà Nội vượt gấp 5 lần và TP HCM vượt gấp 3 lần tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO. Có nhiều thời điểm, bụi mịn bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. 

Ngoài tình trạng không khí trong nhà ô nhiễm trầm trọng thì việc thiếu oxy cũng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người. Tình trạng này xảy ra ở những gia đình hay những căn hộ chung cư thường xuyên đóng kín cửa, đặc biệt là do thói quen đóng kín cửa để tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa của người dân. Việc này khiến bầu không khí trong nhà không được lưu thông, đặc quánh lại, thiếu lượng oxy cần thiết để hít thở gây ngột ngạt, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mê man, lúc thức dậy thì uể oải và mệt mỏi.

Có câu “tự nhiên như hơi thở”. Chính vì hít thở là điều rất tự nhiên nên hầu hết chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức đến chất lượng không khí ở nơi mình sống và hít thở mỗi ngày. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng: trung bình mỗi ngày một người uống từ 1-2 lít nước, ăn từ 1-2kg thức ăn nhưng chúng ta cần hít thở từ 13-18kg không khí. 

Máy cấp khí tươi lọc không khí Vortex Fresh Air

Chính vì vậy, với thực trạng chất lượng không khí trong phòng kém như đã nêu trên thì các chuyên gia chuyên phân tích chất lượng không khí khuyên rằng: khi bật điều hoà thì cứ 30 phút bạn nên mở cửa phòng để căn căn phòng được “thở“ một lần, đồng thời cần có thiết bị làm sạch không khí để có bầu không khí trong lành. Hiện nay, có một giải pháp tối ưu nhất là sử dụng hệ thống máy lọc không khí có kết nối với bầu không khí ngoài trời, tích hợp đủ 2 tính năng là lọc sạch không khí (lọc sạch bụi mịn 2.5PM) trước khi cấp vào phòng đồng thời hút khí thải từ phòng ra ngoài. Với giải pháp này căn phòng của bạn luôn đảm bảo có nguồn không khí sạch và đủ oxy, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe hô hấp cho cả gia đình.

Giải pháp sử dụng quạt thông gió cấp khí tươi Vortex

Lợi ích sử dụng máy cấp khí tươi lọc không khí

Cung cấp tới 1000000(pcs/cm³) đơn vị ion âm. Lợi ích của ion âm đối với sức khỏe:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch
  • Cung cấp oxy cho các tế bào
  • Ổn định và làm thư thái hệ thần kinh
  • Thanh lọc máu
  • Giúp phục hồi sau tình trạng mệt mỏi
  • Tăng đề kháng, giảm bớt khả năng bị kích ứng, dị ứng

Xem ngay sản phẩm tại: Máy cấp khí tươi lọc không khí Vortex Fresh Air

Tổng kết

Trên đây là những thống kê và đánh giá về chất lượng không khí trong nhà. Vortex rất mong được hỗ trợ và cùng cải thiện rõ ràng nhất “sự thở” của mỗi gia đình Việt Nam.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN VORTEX FRESH AIR – “Cung cấp giải pháp tổng thể cho việc thông gió trong nhà”